Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget


Giảm 50% lệ phí trước bạ - liều thuốc kích cầu cho ô tô nội địa đến hết 2020

Sáng nay, 28/6, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ký ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020.
Giam 50% le phi truoc ba doi voi o to san xuat, lap rap trong nuoc
Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước là giải pháp góp phần trực tiếp giảm chi phí khi đăng ký sở hữu xe ô tô, tăng khả năng tiếp cận sản phẩm ô tô của người tiêu dùng, từ đó góp phần tác động đến tâm lý khách hàng quay trở lại mua xe ô tô sau dịch.. Ảnh: HP
Giảm hết năm 2020 

Theo đó, bắt đầu tư hôm nay, 28/6 đến hết ngày 31/12/2020, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự được sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP của Chính phủ về lệ phí trước bạ và các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương.

Từ ngày 1/1/2021 trở đi, mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 20/ và các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương.

Theo quy định hiện hành, mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự là 2%.

Riêng ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần đầu là 10% (Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung). Mức thu từ lần thứ 2 trở đi là 2%.

Ô tô vừa chở người, vừa chở hàng (pick-up) có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1.500 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống, ô tô tải VAN có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1.500 kg nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu bằng 60% mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống. Mức thu từ lần thứ 2 trở đi là 2%.

Sức mua giảm, tiêu thụ khó khăn

Theo thống kê của Bộ Tài chính, số thu lệ phí trước bạ đối với ô tô chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu về lệ phí trước bạ và tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2017 chiếm 69%; năm 2018 chiếm 69,7%; năm 2019 chiếm 74,6%. Số thu lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước trung bình khoảng 16.000 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, từ tháng 12/2019, đại dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc và nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia trên thế giới. Hiện tại, Việt Nam đã bước đầu kiểm soát được dịch, tuy nhiên tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp và chưa có dấu hiệu chững lại, rất nhiều ngành, nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.

Trong thời gian thực hiện cách ly xã hội, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô lớn như Thaco, Thành Công, VinFast, Toyota, Honda, Mercedes... phải tạm ngừng hoạt động sản xuất, lắp ráp. Hai tác động rõ nhận thấy của dịch Covid-19 đối với ngành sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô trong nước là gián đoạn chuỗi cung ứng và nhu cầu mua ô tô suy giảm.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tính chung cả 4 tháng đầu năm 2020, doanh số bán ra của toàn thị trường giảm 38,8% (chỉ còn 60.825 xe) so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, xe lắp ráp trong nước giảm 33% trong khi xe nhập khẩu giảm 40% so với cùng kỳ 2019.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị như vận tải, nhà cung ứng, nhà phân phối... cũng gặp khó khăn dây chuyền, doanh thu giảm đáng kể.

Đến nay, dịch Covid-19 tại Việt Nam được kiểm soát, các hãng ô tô đã tái khởi động việc sản xuất, nối lại chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, trước tác động nặng nề của dịch Covid-19, việc tái sản xuất và nối lại các chuỗi cung ứng sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước do lượng xe tồn kho còn cao nên công suất sản xuất, lắp ráp hiện chỉ duy trì ở mức rất thấp.

Nguyên nhân chính là do tiêu thụ ô tô đang gặp nhiều khó khăn do sức mua trong nước sụt giảm mạnh. Dự báo của các doanh nghiệp cho thấy, do tác động của dịch Covid-19, thị trường ô tô không chỉ bị ảnh hưởng trong năm 2020 có thể còn kéo dài sang các năm tiếp theo.

Cổng thông tin Hải quan

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

x

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ảnh viền